CÔNG TY TNHH KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI A&T

In UV là gì? 15+ Ứng dụng của in UV trong sản xuất tem nhãn

Icon user monamedia
Icon date 11:12 - 25/12/2023

Với những người làm việc trong lĩnh vực in ấn, sản xuất tem nhãn thì chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với công nghệ in UV. Đây là một kỹ thuật in ấn tiên tiến nhất hiện nay, có thể tạo ra những bản in với độ sắc nét cao và chất lượng vượt trội. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm in UV là gì cũng như ứng dụng của công nghệ này, hãy cùng A&T Label theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật in UV là gì?

In UV hay còn được biết đến là in phủ UV, đây là một công nghệ in kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực in ấn. Nguyên lý hoạt động của máy in UV là phun mực UV trực tiếp lên bề mặt chất liệu, sau đó sử dụng ánh sáng UV (đèn UV LED hoặc đèn UV thủy ngân.) để sấy khô mực.

Kỹ thuật in UV là gì? Nó có được áp dụng phổ biến hay không?

Kỹ thuật in UV là gì? Nó có được áp dụng phổ biến hay không?

Các loại mực in UV không có chứa dung môi nên bắt buộc phải sử dụng công nghệ đèn chiếu UV đặc biệt để sấy khô mực, giúp mực in đóng cứng nhanh chóng. Cũng nhờ vậy mà thành phẩm cuối cùng luôn có được màu mực sắc nét, hình ảnh tinh xảo và chất lượng đến từng chi tiết.

Khả năng làm cho mực in bám chắc trên bề mặt vật liệu đã giúp công nghệ in UV trở thành sự lựa chọn hàng đầu, thay thế cho các kỹ thuật in ấn truyền thống như in mực Solvent, Dye,… Những tên tuổi lớn như McDonald’s, HSBC, AEON,… đều đã áp dụng công nghệ này vào quá trình sản xuất bao bì, nhằm mang đến những hình ảnh rõ nét và đẹp mắt nhất. Điều này càng chứng tỏ được tính hiệu quả và cần thiết của kỹ thuật in UV đối với ngành công nghiệp in ấn hiện đại.

Điểm đặc trưng của công nghệ in UV

Đặc trưng của công nghệ in UV là gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những cá nhân muốn ứng dụng công nghệ này vào kinh doanh, sản xuất bao bì, tem nhãn,… Bất cứ kỹ thuật in ấn nào đều có những điểm đặc trưng riêng, giúp phân biệt chúng với những công nghệ in khác và in UV cũng không ngoại lệ. Hệ thống sấy khô hiện đại cùng với mực in cao cấp là hai nhân tố giúp danh tiếng của công nghệ in UV ngày càng bùng nổ.

  • Hệ thống làm khô thông minh bằng đèn UV có thể giúp cho mực in đóng cứng hoàn toàn chỉ với một sấy lần duy nhất. Điều này không những tiết kiệm thời gian sản xuất một cách tối đa mà còn đảm bảo bề mặt bản in có chất lượng màu sắc, hình ảnh rõ nét nhất.
  • Công nghệ in UV sử dụng loại mực cao cấp được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo thân thiện với môi trường và không gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người. Hơn hết, sau khi được sấy khô, mực in UV có thể bám chặt vào bề mặt của vật liệu, giúp chống nắng, chống ẩm và chống bào mòn một cách hiệu quả, bảo đảm bản in sẽ luôn bền đẹp.

Công nghệ in UV có ưu, nhược điểm gì?

Công nghệ in UV đang trở thành xu hướng nổi bật trong lĩnh vực in ấn, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất bao bì sản phẩm, in ấn tem nhãn, trang trí nội thất, quà lưu niệm,… Tuy nhiên, cũng giống như những phương pháp in khác, kỹ thuật này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy ưu, nhược điểm của công nghệ in UV là gì?

Ưu điểm

Công nghệ in UV sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật

Công nghệ in UV sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật

Với nguyên lý hoạt động và quy trình sản xuất khép kín, công nghệ in UV không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật in hiện đại mà còn là một giải pháp toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu về công nghệ in ấn chất lượng cao từ khách hàng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật ở công nghệ in UV:

  • Công nghệ in UV có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như vải, decal, in tem kim loại, mica,… Chính sự linh hoạt này mà công nghệ in UV trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng.
  • Với tốc độ in nhanh chóng, các bản in bằng công nghệ UV đều đạt được chất lượng hình ảnh sắc nét. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời đáp ứng yêu cầu in ấn số lượng lớn của khách hàng.
  • Mực in UV có khả năng chống ẩm, chống mài mòn cực kỳ tốt so với những loại mực dung môi khác. Điều này cho phép các bản in UV bền hơn, chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Các bản in bằng UV có màu sắc vô cùng chân thực, hình ảnh sắc nét và tinh tế. Hơn nữa, công nghệ này còn cho phép in nhiều lớp màu hoặc đa dạng màu trên cũng một bản in mà không xảy ra tình trạng bị nhòe, bị lem màu.
  • Công nghệ in UV hoàn toàn thân thiện với môi trường, tuyệt đối an toàn với sức khỏe của con người.

Nhược điểm

Một vài hạn chế của công nghệ in UV

Một vài hạn chế của công nghệ in UV

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì công nghệ in UV cũng tồn tại một số nhược điểm. Hạn chế lớn nhất của kỹ thuật này là chi phí sản xuất cực đắt, cao hơn rất nhiều so với những phương pháp in ấn truyền thống. Bởi vì các vật liệu phục vụ cho quy trình in như mực, đầu phun, đèn chiếu,… đều phải là những dụng cụ chuyên dụng, được phân phối chính hãng hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, các bản in hoàn toàn sẽ không thể hoàn thành nếu như thiếu đi hệ thống đèn chiếu UV thông minh. Đây cũng là một nhược điểm khá lớn của công nghệ in ấn này. Hơn nữa, các bản in rất khó để có thể chỉnh sửa trong trường hợp bị bẩn, bị lỗi vì lem màu.

Các loại máy in UV được sử dụng phổ biến trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại máy in UV được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn bao gồm máy in dạng cuộn, in phẳng và in Hybrid. Mỗi loại máy đều có ưu, nhược điểm riêng, đáp ứng nhu cầu in ấn đa dạng của khách hàng.

Máy in dạng cuộn

Máy in dạng cuộn được sử dụng để in các ấn phẩm quảng cáo

Máy in dạng cuộn được sử dụng để in các ấn phẩm quảng cáo

Dòng máy in UV này được sử dụng để in trên các vật liệu dạng cuộn như giấy, decal, hiflex, backlit film, canvas, nilon, da,… Máy in dạng cuộn có tốc in nhanh chóng, chi phí thấp với độ bền cao, thích hợp in ấn những sản phẩm có kích thước lớn như banner, poster, sticker,… và các sản phẩm quảng cáo.

Máy in phẳng

Đây là dòng máy in UV sử dụng đầu phun để in mực trực tiếp lên các bề mặt chất liệu dạng phẳng như gỗ, kim loại, gạch,… Máy in phẳng có có khả năng tái hiện màu sắc cực tốt với độ chính xác cao, đặc biệt có thể in nổi 3D vô cùng sống động. Hiện nay, loại máy in này thường sử dụng để in các sản phẩm trang trí nội thất như tranh ảnh, bảng hiệu,…

Máy in Hybrid

Máy in Hybrid có thể thay đổi linh hoạt giữa hai chế độ

Máy in Hybrid có thể thay đổi linh hoạt giữa hai chế độ

Máy in Hybrid là sự kết hợp giữa máy in dạng cuộn và máy in dạng phẳng. Chính vì vậy mà dòng sản phẩm này có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai chế độ tùy theo chất liệu đầu vào. Ưu điểm của máy in Hybrid là sự linh hoạt, in ấn được trên nhiều chất liệu, tiết kiệm tối đa không gian và chi phí sản xuất. Trên thị trường, máy in Hybrid được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, sử dụng để in ấn bao bì, hộp quà,…

Ứng dụng của công nghệ in UV trong thực tiễn

Công nghệ in UV là một phương pháp in ấn hiện đại, sử dụng đèn chiếu UV để làm mực in đóng cứng nhanh chóng trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn tìm hiểu về in UV là gì thì nhất định không được bỏ qua những ứng dụng nổi bật trong thực tiễn của công nghệ này:

  • Ứng dụng trong sản xuất tem nhãn, sử dụng công nghệ in UV phẳng để in 3D trên các chất liệu kim loại.
  • In UV cuộn trên các chất liệu như hiflex không gân, decal, vải canvas,… để làm tranh ảnh.
  • Làm đèn xuyên đèn siêu mỏng bằng cách in UV lên decal, mica, backlit film,…
  • In lên kính, tạo họa tiết trang trí nội thất cho căn hộ, văn phòng, công ty,…
  • In UV lên alu, nhôm, inox,… để làm bảng hiệu.
  • Ứng dụng công nghệ in UV để in bìa sách, vở, album,…
  • In nổi 3D, in lên vải, làm quà lưu niệm.

Lưu ý khi in UV là gì?

Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy in công nghệ UV

Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy in công nghệ UV

Thao tác sử dụng máy in công nghệ UV rất dễ thực hiện, tuy nhiên để tăng tuổi thọ cho máy cũng như là đảm bảo chất lượng các bản in, người dùng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Duy trì một khoảng cách nhất định giữa đầu phun và bề mặt chất liệu. Điều này sẽ giúp tránh làm hỏng đầu phun, đảm bảo quá trình in UV không xảy ra tình trạng lem màu, nhòe mực.
  • Mỗi dòng máy in UV đều yêu cầu chất tẩy rửa riêng. Khi vệ sinh máy in, cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và khăn mềm để lau ống ép, máng mực và đầu phun. Vệ sinh đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng của những dụng cụ này.
  • Các loại mực in UV cần được bảo quản chặt chẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Chất liệu cần được xử lý trước khi in để đảm bảo mực in có thể bám chặt, giúp quá trình sấy khô mực nhanh chóng hơn.

Bài viết trên đây là thông tin giải đáp chi tiết về công nghệ in UV là gì cũng như là ứng dụng của kỹ thuật in ấn này trong thực tiễn vào in tem nhãn,… Nếu như khách hàng có nhu cầu in ấn tem nhãn, logo các loại thì hãy nhanh tay liên hệ cho A&T Label để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Icon close

Danh mục bài viết

Hỗ trợ tư vấn

Thời gian làm việc

Icon cate