CÔNG TY TNHH KINH DOANH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI A&T

Hợp kim là gì? Ứng dụng của hợp kim trong làm tem nhãn

Icon user monamedia
Icon date 17:11 - 28/11/2023

Hợp kim là một trong những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ chế tạo máy móc đến sản xuất hàng tiêu dùng. Song đây cũng là một vật liệu được ưa chuộng để sản xuất các loại tem nhãn chất lượng. Vậy hợp kim là gì? Có nên làm tem nhãn bằng hợp kim hay không? Hãy cùng Tem nhãn A&T tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Hợp kim là gì? 

Hợp kim là tên gọi của một hợp chất được tạo thành từ hai nguyên tố trở lên, nó có thể là tập hợp của nhiều kim loại khác nhau hoặc từ nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim kết hợp với nhau. Đây cũng là lý do mà hợp kim có thể sở hữu tất cả những tính chất đặc trưng của các thành phần tạo ra nó.

Mục đích ban đầu khi tạo ra hợp kim là để khắc phục những nhược điểm của các vật liệu bằng kim loại nguyên chất và gia tăng chất lượng của vật liệu. Hầu hết các hợp kim đều tồn tại ở dạng rắn và khó có thể tách các nguyên tố ra riêng biệt bằng những phương pháp thông thường.

Về cơ bản, hợp kim được chia thành 2 loại chính là:

  • Hợp kim đơn giản: Là loại hợp kim được tạo thành từ việc kết hợp hai kim loại hoặc một kim loại kết hợp với một phi kim, trong đó kim loại là thành phần chính.

  • Hợp kim phức tạp: Là loại hợp kim được tạo thành từ ba nguyên tố trở lên, trong đó có từ hai nguyên tố kim loại chính cùng với các nguyên tố khác, có thể là kim loại hoặc phi kim.

Tìm hiểu hợp kim là gì? Hợp kim có mấy loại?

Hợp kim là gì vẫn còn là khái niệm xa lạ, chúng có 2 nhóm và có điểm đặc trưng riêng

Các tính chất đặc trưng của hợp kim là gì?

Về cơ bản, hợp kim sở hữu những đặc điểm của những đơn chất tạo ra nó, nhưng tính chất tăng hoặc giảm sẽ phụ thuộc vào hàm lượng của các đơn chất kết hợp. Dưới đây là một số tính chất đặc trưng của hợp kim:

  • Hợp kim có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng nếu so với kim loại nguyên chất thì hợp kim có phần thấp hơn. Điều này là do việc kết hợp giữa hai hoặc nhiều nguyên tố với nhau sẽ làm giảm đi mật độ electron tự do.

  • Hợp kim có độ cứng cao hơn so với đơn chất nhờ cấu tạo mạng tinh thể chắc chắn hơn. Có thể thấy, tem hợp kim có tính cứng hơn tem nhãn kim loại nguyên chất.

  • Hợp kim sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội của kim loại đơn chất như khả năng chống gỉ, chịu ma sát tốt, có tính dẻo dai,…

  • Một số hợp kim có tính trơ và không xảy ra phản ứng với axit hoặc bazơ hoặc các xác tác khác.

Tính chất và điểm đặc trưng của hợp kim là gì

Hợp kim có tính dẫn nhiệt tốt và độ cứng cao

Một số loại hợp kim phổ biến hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu thông tin về hợp kim là gì, hãy cùng A&T Label tìm hiểu một số loại hợp kim phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Ngày nay hợp kim đã trở thành một vật liệu cực kỳ phổ biến. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp luyện kim, các loại hợp kim được chế tạo cũng ngày càng đa dạng hơn. Một số loại hợp kim được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

Hợp kim sắt

Đây là loại hợp kim được ưa chuộng nhất trong ngành công nghiệp. Các loại hợp kim của sắt bao gồm:

  • Thép: Có thành phần chính là sắt và cacbon, sau đó được pha trộn thêm các nguyên tố khác như đồng, mangan, niken,… Trong đó, tổng lượng nguyên tố được thêm vào có thể chiếm từ 1 – 50% trên tổng khối lượng nhằm cải thiện chất lượng của thép.

  • Gang: Cấu tạo từ sắt và cacbon kết hợp. Trong đó sắt là thành phần chính chiếm > 95% trọng lượng còn hàm lượng cacbon chỉ chiếm > 2,14 – 4%; ngoài ra còn có pha trộn thêm một số nguyên tố khác như photpho, mangan, lưu huỳnh…

Các loại hợp kim của sắt

Hợp kim sắt được ưa chuộng nhất trong ngành công nghiệp

Hợp kim đồng

Hợp kim đồng thường được chia làm 2 nhóm chính bao gồm:

  • Latông (đồng vàng/đồng thau): Có thành phần chính là đồng và kẽm. Ngoài ra, còn được pha trộn thêm một số nguyên tố khác như niken, chì, thiếc…

  • Brông (đồng thanh): Đây là loại hợp kim của đồng kết hợp với các nguyên tố khác trừ kẽm. Các loại đồng thanh được phân biệt dựa theo từng nguyên tố được kết hợp, cụ thể: hợp kim Cu-Sn (brông thiếc), Cu – Be (brông beri), Cu – Al (brông nhôm),…

Trong ứng dụng làm tem đồng, hợp kim đồng là lựa chọn phổ biến do khả năng chế tác linh hoạt, độ bền và khả năng chống ăn mòn. Tem đồng thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ ngành điện tử đến sản xuất nghệ thuật, và đặc biệt phổ biến trong chế tác nghệ thuật, tem chứng chỉ và trang trí.

Hợp kim nhôm

Hợp kim nhôm là gì? Đây là loại hợp kim được dùng khá phổ biến trong sản xuất đặc biệt là làm tem nhôm. Hợp kim nhôm là sự kết hợp giữa nhôm (Al) với các nguyên tố khác như magie, đồng, mangan, silic,… Hợp kim của nhôm được chia thành hai nhóm chính gồm hợp kim nhôm đúc và hợp kim nhôm biến dạng.

Vì sao tem hợp kim được các doanh nghiệp ưa chuộng?

Tem hợp kim là lựa chọn ưa chuộng của nhiều doanh nghiệp không chỉ vì sự đa dạng trong thiết kế mà còn vì những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại. Vậy lý do mà các doanh nghiệp lựa chọn làm tem hợp kim là gì?

Tem hợp kim đa màu sắc

Như đã chia sẻ, hợp kim được tạo thành từ nhiều loại nguyên tố hoặc kim loại khác nhau, dẫn đến sự đa dạng về màu sắc cho vật liệu. Sự linh hoạt này cho phép doanh nghiệp tạo ra các loại tem nhãn độc đáo phù hợp với hình ảnh và thương hiệu của họ cũng như thu hút sự chú ý từ các khách hàng.

Tem hợp kim có đa dạng màu sắc khác nhau

Tem hợp kim làm từ nhiều kim loại khác nhau nên có đa dạng màu sắc

Chống oxy hóa ăn mòn cao

“Tem làm bằng hợp kim có bị gỉ không?” là một câu hỏi khá phổ biến với những ai còn đang phân vân trước khi quyết định lựa chọn vật liệu này cho tem nhãn. Thực tế, tem hợp kim có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn cao, giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ của tem trong nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là với nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Chuyển nhiệt, giải toả nhiệt năng

Khả năng chuyển nhiệt và giải toả nhiệt năng của chất liệu hợp kim luôn được đánh giá cao, điều này sẽ giúp bảo vệ tem nhãn tránh bị hư hỏng bởi nhiệt. Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm công nghệ điện tử hoặc các sản phẩm dễ bị nóng.

Tem hợp kim Chuyển nhiệt, giải toả nhiệt năng tốt

Khả năng chuyển nhiệt và giải toả nhiệt năng của tem hợp kim được đánh giá tốt

Cố định được trên nhiều loại vật liệu 

Tem hợp kim có độ dẻo dai nhất định và khả năng chịu lực tốt giúp cải thiện hiệu quả trong quá trình sản xuất. Loại tem này có thể được cố định trên sản phẩm bằng cách phủ keo dính ở mặt sau hoặc đục lỗ và cố định bằng vít. Do đó, các loại tem hợp kim có thể dễ dàng tích hợp trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như kim loại, gỗ, vải,…

Ứng dụng của tem làm từ hợp kim

Tem hợp kim thường được sử dụng nhiều nhất để làm logo. Với thiết kế nhỏ gọn cùng cách chế tác đặc biệt sẽ làm nổi bật các huy hiệu logo thương hiệu trên tem nhãn. Bên cạnh đó, màu sắc đa dạng cũng là một lợi thế giúp hợp kim được ứng dụng để làm tem nhãn cho các sản phẩm yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, sang trọng. Ngoài ra, hợp kim cũng được ứng dụng để làm các loại thẻ, bảng tên nhân viên nhờ ưu điểm bền bỉ cùng vẻ ngoài đẹp mắt.

Ứng dụng thực tế của tem hợp kim là gì?

Tem hợp kim thường được dùng để sản xuất logo, bảng tên…

Tem nhãn A&T hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được hợp kim là gì cũng như các thông tin liên quan đến vật liệu này. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp tem hợp kim hay tem nhôm xước giá rẻ chất lượng, hãy liên hệ với Tem nhãn A&T qua hotline 0907.163.319, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Icon close

Danh mục bài viết

Hỗ trợ tư vấn

Thời gian làm việc

Icon cate